50 năm ASEAN: Một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng
Xuất bản: 08/08/2017

NDĐT - Kể từ thời điểm năm quốc gia sáng lập ký Tuyên bố ASEAN (Tuyên bố Bangkok), năm 1967, đến nay, ASEAN đã phát triển và mở rộng thành một cộng đồng gồm mười thành viên, hướng tới mục tiêu đoàn kết tất cả các quốc gia ở Đông Nam Á. Vượt qua những thách thức trong tiến trình phát triển suốt 50 năm, trải qua quá trình xây dựng cộng đồng kéo dài hàng thập kỷ, ASEAN về căn bản đã hình thành một chương trình nghị sự và trở thành một trong những tổ chức khu vực thành công nhất.

Quá trình hình thành và phát triển


Các dấu mốc quan trọng

8-8-1967

Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái-lan ký Tuyên bố Bangkok, thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

1971

ASEAN ra Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN).

1976

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ nhất, ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á ( TAC) và Tuyên bố về sự Hòa hợp ASEAN (Tuyên bố Bali).

7-1-1984

Brunei gia nhập ASEAN.

1992

Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 4, ký Hiệp định Khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và thỏa thuận về Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA).

1994

Thành lập Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF).

28-7-1995

Việt Nam gia nhập ASEAN.

1995

Ký Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân (SEANWFZ).

7-1997

Lào và Myanmar gia nhập ASEAN

12-1997

Thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020.

4-1999

Campuchia gia nhập ASEAN, hiện thực hóa ý tưởng thành lập một Hiệp hội bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á.

2002

ASEAN và Trung Quốc ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

7-10-2003

Thông qua Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN II (Tuyên bố Bali II).

12-2005

Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ nhất.

1-2007

Quyết định đẩy nhanh tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN và xây dựng Hiến chương ASEAN.

20-11-2007

Ký Hiến chương ASEAN.

15-12-2008

Hiến chương ASEAN có hiệu lực.

2-2009

Thông qua lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN.

10-2009

Thành lập Ủy ban Liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR).

2010

Thông quan Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC), thành lập Ủy ban Thúc đẩy và Bảo vệ Quyền của Phụ nữ và Trẻ em (ACWC).

11-2011

Tuyên bố Bali về Cộng đồng ASEAN trong Cộng đồng các Quốc gia Toàn cầu (Tuyên bố Hòa hợp Bali III).

11-2015

Ký Tuyên bố Kuala Lumpur về thành lập Cộng đồng ASEAN.

31-12-2015

Cộng đồng ASEAN chính thức ra đời.

Cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động

  Cơ cấu tổ chức

Gồm những người đứng đầu Nhà nước hoặc Chính phủ của các quốc gia thành viên, là cơ quan hoạch định chính sách tối cao của ASEAN; nhóm họp hai lần một năm và có thể được triệu tập khi cần thiết.
Gồm các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, có chức năng chuẩn bị, điều phối việc thực hiện các thỏa thuận và quyết định cho các cuộc họp cấp cao ASEAN; xem xét theo dõi tổng thể tất cả các hoạt động của ASEAN; nhóm họp ít nhất hai lần một năm.
Gồm Hội đồng Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN và Hội đồng Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN; nhiệm vụ bảo đảm việc thực hiện các quyết định có liên quan của Hội nghị Cấp cao ASEAN, điều phối công việc trong các lĩnh vực phụ trách và những vấn đề có liên quan đến các Hội đồng Cộng đồng khác.
Là các Hội nghị Bộ trưởng ASEAN trên tất cả các lĩnh vực hợp tác, có nhiệm vụ thực hiện các thỏa thuận và quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN trong phạm vi phụ trách.
Cơ quan thường trực nhất của ASEAN, có nhiệm vụ triển khai thực thi; hỗ trợ và theo dõi tiến độ thực hiện các quyết định, thỏa thuận của ASEAN.
Gồm Đại diện thường trực có hàm Đại sứ bên cạnh ASEAN đặt tại Jakarta, Indonesia, có nhiệm vụ đại diện cho các nước thành viên điều hành công việc hằng ngày của ASEAN.
Là đầu mối điều phối và phối hợp hoạt động hợp tác ASEAN trong phạm vi mỗi quốc gia. Ban Thư ký ASEAN quốc gia của Việt Nam do Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao đảm nhiệm.
Có nhiệm vụ thúc đẩy nhận thức về quyền con người trong các tầng lớp nhân dân ASEAN, tăng cường hợp tác giữa chính phủ các nước thành viên ASEAN với mục tiêu bảo vệ các quyền con người.
Có nhiệm vụ hỗ trợ Tổng Thư ký ASEAN và hợp tác với các cơ quan liên quan của ASEAN để phục vụ xây dựng Cộng đồng ASEAN.

  Phương thức hoạt động

Phương thức ra quyết định: Tham vấn và Đồng thuận (consultation & concensus) – Mọi vấn đề của ASEAN đều phải tham vấn tất cả các nước thành viên ASEAN và quyết định chỉ được thông qua khi tất cả các nước thành viên đều nhất trí hoặc không phản đối.
Nguyên tắc trong quan hệ với các đối tác: Trong triển khai quan hệ đối ngoại của ASEAN, các quốc gia thành viên sẽ phối hợp và nỗ lực xây dựng lập trường chung cũng như tiến hành các hoạt động chung trên cơ sở thống nhất và đoàn kết, tuân thủ các mục tiêu và nguyên tắc đề ra trong Hiến chương (theo Điều 41 Hiến chương ASEAN).
Tiệm tiến và thoải mái với tất cả các bên: Hợp tác khu vực phải được tiến hành từng bước, bảo đảm phù hợp với lợi ích, khả năng của các nước và tất cả đều có thể tham gia, đóng góp, không thành viên nào bị “bỏ lại”.

Trụ sở Ban Thư ký ASEAN tại 70A Jalan Sisingamangaraja, Jakarta, Indonesia. (Ảnh: asean.org)

Ban Thư ký ASEAN

Ban Thư ký ASEAN thành lập tháng 2-1976, do Tổng Thư ký ASEAN đứng đầu, có nhiệm vụ điều phối việc thực thi các chính sách, triển khai các dự án và hoạt động hợp tác của ASEAN.
Tổng thư ký ASEAN là công dân và được các nước thành viên ASEAN bổ nhiệm luân phiên theo nhiệm kỳ 5 năm, đóng vai trò là quan chức hành chính đứng đầu của ASEAN.


Nhiệm vụ chính của Tổng Thư ký ASEAN

  Hỗ trợ các Hội nghị Cấp cao, các cuộc họp quan trọng của ASEAN như các Hội đồng Cộng đồng, Hội đồng Điều phối, và một số Hội nghị cấp Bộ trưởng chuyên ngành khác

  Trình bày quan điểm của ASEAN và tham gia vào các cuộc họp với các Đối tác bên ngoài

  Điều hành Ban thư ký ASEAN

Giúp việc cho Tổng thư ký ASEAN có bốn Phó Tổng thư ký.

Tổng thư ký ASEAN đương nhiệm là ông Lê Lương Minh, người Việt Nam, có nhiệm kỳ từ 2013-2017.

Tổng Thư ký ASEAN đương nhiệm Lê Lương Minh. (Ảnh: asean.org)



Ý nghĩa biểu tượng

Biểu tượng ASEAN tượng trưng cho một cộng đồng ASEAN ổn định, hòa bình, thống nhất và năng động. Bốn màu xanh da trời, đỏ, trắng và vàng trên biểu tượng thể hiện bốn màu chủ đạo trên quốc kỳ của các nước thành viên ASEAN.

Màu xanh da trời biểu hiện cho hòa bình và ổn định. Màu đỏ thể hiện dũng khí và sự năng động. Màu trắng cho thấy sự thuần khiết và màu vàng là biểu trưng cho sự thịnh vượng.

Bó lúa là tượng trưng cho ước mơ của các thành viên sáng lập ASEAN về một ASEAN bao gồm tất cả các nước ở Đông Nam Á quây quần trong tình hữu nghị và đoàn kết. Vòng tròn là biểu tượng cho sự thống nhất của ASEAN.


Các nước thành viên ASEAN

 Nhấn vào quốc kỳ mỗi nước để xem thêm thông tin

"Thành công quan trọng nhất của ASEAN cho đến nay là việc duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực Đông - Nam Á thông qua thúc đẩy quan hệ hòa bình giữa các quốc gia thành viên... ASEAN được xem như là một bộ phận điều tiết an toàn trong ngăn chặn những khác biệt song phương không bị biến thành các điểm nóng."

Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh

"Kỷ niệm 50 năm ASEAN là một sự kiện lịch sử khẳng định thành công của chúng ta trong việc xây dựng một Cộng đồng ASEAN... Chúng ta đang hướng tới 50 năm tiếp theo và tin tưởng vào năng lực xây dựng ASEAN dựa trên nền tảng các thành tựu đã đạt được và giải quyết các thách thức trong tương lai một cách có hiệu quả với tư cách là một Cộng đồng ASEAN."

Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN nhân kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN (08-08-2017)

Cộng đồng ASEAN

Cộng đồng ASEAN chính thức ra đời ngày 31-12-2015. Mục tiêu tổng quát của Cộng đồng ASEAN là xây dựng Hiệp hội thành một tổ chức hợp tác liên Chính phủ liên kết sâu rộng hơn và ràng buộc hơn trên cơ sở pháp lý là Hiến chương ASEAN. Nhưng ASEAN không phải là một tổ chức siêu quốc gia và không khép kín mà vẫn mở rộng hợp tác với bên ngoài. Dưới đây là ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN.

Tạo dựng một môi trường hòa bình và an ninh cho phát triển ở khu vực ĐNA thông qua việc nâng hợp tác chính trị - an ninh ASEAN lên tầm cao mới, với sự tham gia và đóng góp xây dựng của các đối tác bên ngoài; không nhằm tạo ra một khối phòng thủ chung.
Tạo ra một thị trường chung duy nhất và cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề; từ đó nâng cao tính cạnh tranh và thúc đẩy sự thịnh vượng chung cho cả khu vực; tạo sự hấp dẫn với đầu tư – kinh doanh từ bên ngoài.
Phục vụ và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ASEAN, sẽ tập trung xử lý các vấn đề liên quan đến bình đẳng và công bằng xã hội, bản sắc văn hóa, môi trường, tác động của toàn cầu hóa và cách mạng khoa học công nghệ.
  Cộng đồng ASEAN sẽ tác động thế nào tới cuộc sống hằng ngày của tôi?
Với một người dân ASEAN, Cộng đồng ASEAN sẽ mang tới những cơ hội từ một thị trường kinh doanh rộng lớn, cởi mở và hoạt động chặt chẽ hơn dựa trên luật lệ, hoặc từ những hoạt động trao đổi thương mại, giao lưu nhân dân, du lịch, giáo dục sôi động và còn rất nhiều cơ hội khác nữa.
  Liệu tôi có thể đi lại tự do trong khu vực hoặc làm việc ở một nước ASEAN khác hay không?
Việc đi lại giữa các nước trong ASEAN đã dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều. Xin đơn cử lĩnh vực lao động, các thỏa thuận về công nhận lẫn nhau trong Cộng đồng ASEAN đã tạo điều kiện cho những lao động có tay nghề: kỹ sư, bác sĩ, kiến trúc sư, kế toán,v.v. được đi lại và làm việc tại các nước thành viên dễ dàng hơn nhiều so với trước đây.
Xem thêm tại: Một số câu hỏi thường gặp về Cộng đồng ASEAN


Quan hệ đối ngoại của ASEAN

Tính đến hết tháng 7-2017, đã có 87 nước và tổ chức cử Ðại sứ tại ASEAN và 52 Ủy ban ASEAN tại nước thứ ba hoặc tổ chức quốc tế được thiết lập.

Quan hệ đối ngoại của ASEAN thông qua các khuôn khổ:


ASEAN+1: ASEAN thiết lập quan hệ đối tác chính thức với 15 quốc gia và tổ chức. Trong đó, bao gồm 10 đối tác đối thoại là Australia, Canada, Trung Quốc, Liên hiệp châu Âu, Ấn Ðộ, Nhật Bản, New Zealand, Nga, Hàn Quốc, Mỹ; một tổ chức quốc tế Liên hợp quốc; ba đối tác đối thoại theo lĩnh vực gồm Pakistan, Thụy Sĩ và Na Uy; một đối tác phát triển là Đức.
Hợp tác ASEAN+3: giữa ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc
Hội nghị cấp cao Ðông Á (EAS), Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+).
Đối thoại thường xuyên với các tổ chức khu vực khác: Tổ chức Hợp tác vùng Vịnh (GCC), Tổ chức Hợp tác các nước Nam Á (SAARC), Tổ chức Hợp tác kinh tế Trung Á (ECO), Tổ chức các nước Nam Mỹ (MERCOSUR),…

Những con số ấn tượng

 Tổng GDP toàn khối đạt 2,55 nghìn tỷ USD trong năm 2016, là nền kinh tế lớn thứ năm thế giới.

 Là thị trường lớn thứ tư thế giới và một điểm đến được các nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn, chiếm khoảng 7% tổng dòng vốn FDI toàn cầu trong năm 2015.

 Hơn một nửa dân số dưới 30 tuổi sẽ tiếp tục là động lực cho những bước phát triển tích cực của khu vực.

 Tỷ lệ người sống dưới mức chuẩn nghèo quốc gia giảm một nửa trong hai thập kỷ.

 Tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong trong ASEAN bằng một phần ba so với mức vào năm 1990.

 Tỷ lệ học sinh nhập học đúng tuổi ở cấp tiểu học hiện đạt khoảng 96%.

 Hòa bình và an ninh được giữ vững.

So sánh GDP của ASEAN với các nền kinh tế khác
Đơn vị: tỷ USD
economiesẤn Độ2.264ASEAN2.555Nhật Bản4.949Trung Quốc11.199EU16.398Mỹ18.569 economies 2 Ấn Độ 2.264 ASEAN 2.555 Nhật Bản 4.949 T rung Quốc 1 1.199 EU 16.398 Mỹ 18.569
So sánh trao đổi thương mại ngoại khối và nội khối của ASEAN trong các năm 2000 và 2015
Lượng vốn FDI vào ASEAN giai đoạn 2011-2016

Thực trạng và thách thức

Thực trạng

 Khoảng cách phát triển giữa các nước.

 Ứng phó gia tăng bất bình đẳng và thích ứng với việc số hóa nền kinh tế.

 Các vấn đề an ninh truyền thống trong khu vực: căng thẳng ở Biển Đông, bất ổn ở Đông-Bắc Á, bán đảo Triều Tiên, biển Hoa Đông, vv…

 Các mối đe dọa phi truyền thống như di cư không kiểm soát, chủ nghĩa cực đoan và tội phạm xuyên biên giới.

 Xu thế toàn cầu hóa hiện đang bị đe dọa từ chính những quốc gia từng khởi xướng tiến trình này mạnh mẽ nhất do chủ nghĩa dân túy, bảo hộ trỗi dậy.

Thách thức

 Duy trì vai trò trung tâm của ASEAN, bảo đảm sự ổn định của khu vực trước những cú sốc từ bên ngoài.
 Tái cân bằng sức mạnh toàn cầu.
 Chuyển đổi các cam kết thành các khung pháp lý và chính sách quốc gia.
 Bảo đảm tuân thủ và thực thi, xây dựng một cộng đồng thống nhất trên sự đa dạng của các quốc gia và phối hợp giải quyết các vấn đề chung.

Việt Nam và ASEAN

28-7-1995: Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN.

1995-1999: Việt Nam tích cực thúc đẩy kết nạp các nước Lào, Myanmar và Campuchia vào ASEAN.

1998: Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6.

2000-2001: Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Ủy ban thường trực ASEAN (ASC).

2010: Việt Nam đảm nhiệm tốt năm Chủ tịch ASEAN, đẩy mạnh thực hiện lộ trình xây dựng cộng đồng ASEAN trên cả ba trụ cột chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội.

Việt Nam đảm nhiệm vai trò điều phối viên quan hệ ASEAN-Trung Quốc; cùng ASEAN thúc đẩy đàm phán với Trung Quốc, xây dựng và thông qua Quy tắc hướng dẫn thực thi Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

2012 – 2015: Việt Nam đảm nhiệm vai trò điều phối viên quan hệ ASEAN với EU.

Năm 2016: Năm đầu tiên sau khi Cộng đồng ASEAN được thành lập, Việt Nam tiếp tục tham gia đầy đủ, hoàn thành nghiêm túc các cam kết và đóng góp hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN.


Định hướng tham gia hợp tác ASEAN của Việt Nam trong giai đoạn tới

 Chủ động đề xuất các sáng kiến và ý tưởng mới, có tính khả thi, nhằm thúc đẩy hợp tác và tăng cường liên kết nội khối ASEAN, mở rộng quan hệ đối ngoại và củng cố vai trò trung tâm của Hiệp hội trong cấu trúc khu vực đang định hình.

 Tích cực cùng ASEAN chung tay giải quyết các vấn đề khó khăn, phức tạp trong nội khối, các thách thức khu vực và toàn cầu, đe doạ đến hoà bình, an ninh, ổn định khu vực, nhằm duy trì sức sống, giá trị và góp phần nâng cao vị thế của Hiệp hội trong hoàn cảnh mới;

 Có trách nhiệm cùng ASEAN nỗ lực thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả các thỏa thuận và cam kết đã đề ra, với ưu tiên hàng đầu hiện nay là xây dựng thành công một Cộng đồng ASEAN vững mạnh, thống nhất và gắn kết.

Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại ASEAN

 Thành lập ngày 16-2-2009, là cơ quan đại diện cho Việt Nam tại các hoạt động của ASEAN, giữa ASEAN với các đối tác.

 Trưởng Phái đoàn hiện nay là Đại sứ Nguyễn Hoàng Năm.

Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam ASEAN Nguyễn Hoàng Năm.


* Thông tin, số liệu, video, hình ảnh trong bài chủ yếu được khai thác từ Bộ Ngoại giao Việt Nam và Ban Thư ký ASEAN, Ngân hàng thế giới, Báo Nhân Dân,...

Các lãnh đạo đến Philippines dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 30. (Ảnh: asean.org)

Chỉ đạo thực hiện: NGỌC THANH, HỒNG MINH
Nội dung: BÔNG MAI, HOÀNG HÀ
Ý tưởng đồ họa: TRIÊU NHAN, BÔNG MAI
Thiết kế & Trình bày đồ họa: TRIÊU NHAN
Kỹ thuật: PHAN ANH, MẠNH HÀ