Tin mới nhận

Đón đọc Nhân Dân cuối tuần số 13 (Phát hành từ ngày 31/3)

Đón đọc Nhân Dân cuối tuần số 13 (Phát hành từ ngày 31/3)

Công tác cán bộ không chỉ là khâu then chốt của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị mà còn là mắt xích trọng yếu trong toàn bộ hoạt động của Đảng. Thời gian qua, Đảng, Nhà nước ban hành nhiều chủ trương, chính sách đáp ứng yêu cầu sử dụng cán bộ, trọng dụng nhân tài. Thực tiễn cho thấy, siết kỷ luật, giữ kỷ cương, xử lý cán bộ vi phạm là đúng đắn, cần thiết. Song cùng đó, làm thế nào để khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung - vẫn là câu hỏi cần lời giải.
Sương mù kỷ lục ở Thủ đô Hà Nội xuất hiện sáng ngày 2/2/2024, khi mức độ ô nhiễm không khí đạt mốc 247 - đứng đầu thế giới trên bảng xếp hạng của AQI. Ảnh: Linh Tố

Thách thức của mục tiêu truyền cảm hứng

Triển khai cam kết phấn đấu đạt phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050, Việt Nam đặt mục tiêu chủ động tham gia xu thế toàn cầu phát triển carbon thấp. Muốn vậy, cần cơ chế về huy động nguồn lực, đổi mới công nghệ để chuyển dịch mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, từ đó đóng góp vào nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu trên toàn cầu.
TS Nguyễn Trung Thắng - Phó Viện trưởng Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường

Đa dạng hóa nguồn vốn và hình thức đầu tư

Chú trọng chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP); sớm ban hành tiêu chí môi trường và xác nhận đối với các dự án xanh... là những vấn đề giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực để đầu tư vào việc giảm phát thải khí nhà kính. Trong cuộc trao đổi cùng Nhân Dân cuối tuần, TS Nguyễn Trung Thắng - Phó Viện trưởng Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, thẳng thắn chỉ ra những điểm cốt yếu nhằm hiện thực hóa những cam kết về Net Zero.
Khu công nghiệp sinh thái Nam Cầu Kiền (Hải Phòng) hấp dẫn các nhà đầu tư FDI nhờ định hướng giảm phát thải carbon.

Cấp thiết xây dựng thị trường carbon

Như ở nhiều nước đang phát triển khác, việc xây dựng thị trường carbon ở Việt Nam không hề dễ dàng. Từ chiến lược, tới chính sách đi vào cuộc sống tồn tại khoảng cách dài. Đòi hỏi cấp bách lúc này, Việt Nam cần sớm thiết kế các hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn xanh một cách đồng bộ và thống nhất.
Tháp giải nhiệt của Nhà máy địa nhiệt Enel Green Power bên ngoài ngôi làng trên đỉnh đồi Sasso Pisano (Larderello, Italy). Ảnh: Bloomberg

Tương lai rộng mở

Sử dụng đa dạng các nguồn năng lượng tái tạo đang được xem như giải pháp góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế thay thế nguồn nhiên liệu hóa thạch. Các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực hành động vì mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, tránh tác động biến đổi khí hậu trên toàn cầu.
Kiểm toán năng lượng tại Nhà máy sản xuất xi-măng Vissai Group.

Công nghệ đồng hành với bài toán năng lượng

Ứng dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng không chỉ giúp các doanh nghiệp bắt kịp yếu tố mới trong năng lực cạnh tranh toàn cầu mà còn góp phần kéo giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất.
Công trường thi công xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

ACV quyết tâm đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm

Ông Lại Xuân Thanh, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, tiến độ dự án trọng điểm nhà ga T3 Tân Sơn Nhất sẽ được thúc đẩy để quyết tâm về đích sớm hai tháng so kế hoạch. Như vậy, công trình sẽ được hoàn thành, đưa vào khai thác trước ngày 30/4/2025, thiết thực chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
Diện mạo trung tâm huyện Thường Tín hôm nay.

Làn sóng đầu tư vào "thủ phủ" làng nghề Thường Tín

Với lợi thế gần trung tâm thành phố, hạ tầng giao thông thuận tiện, hệ thống làng nghề phát triển, huyện Thường Tín (Hà Nội) hội tụ nhiều điều kiện để thu hút đầu tư phát triển khu cụm công nghiệp. Sau một năm gặt hái được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế-xã hội, năm 2024, huyện Thường Tín đặt mục tiêu nâng cao hơn nữa chất lượng tăng trưởng.
Cần nhiều biện pháp thiết thực hỗ trợ ngư dân. Ảnh: HƯƠNG GIANG

Kỳ II: Từ tầm nhìn đến trách nhiệm và tình cảm

Ngư dân được coi là chủ thể, trọng tâm của kinh tế biển. Điều này đã được xác định trong nội dung Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Song để hỗ trợ thiết thực và bền vững nhất, cần xúc tiến chương trình đầu tư đào tạo nhân lực chất lượng cao, xây dựng các đội tàu khai thác lớn, đồng thời giảm cường độ khai thác ven bờ và tăng tỷ trọng nuôi trồng.
back to top