Thưa Quý vị và các bạn!

 

Thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam, tôi nhiệt liệt chào mừng Quý vị và các bạn đến tham dự Đối thoại nhiều bên về APEC hướng tới 2020 và tương lai. Việt Nam rất tự hào được đăng cai APEC lần thứ hai, góp phần vào sự phát triển của diễn đàn kinh tế hàng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi chiếm 39% dân số thế giới, 57% GDP thế giới và 49% thương mại toàn cầu.

 

Tại Lima, Peru, tôi và các nhà lãnh đạo APEC đã khởi động quá trình thảo luận về Tầm nhìn APEC sau 2020. Cuộc đối thoại nhiều bên ngày hôm nay có ý nghĩa rất quan trọng nhằm thực hiện tiến trình này. Xây dựng Tầm nhìn APEC đòi hỏi tập trung trí tuệ, sự hợp tác sâu rộng và khát vọng của tất cả chúng ta.

 

Sự tham dự đông đảo của đại diện các bên liên quan, từ Chính phủ đến doanh nghiệp, các học giả, phụ nữ, thanh niên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc kiến tạo tương lai APEC.

 

 

THÀNH LẬP

MỤC TIÊU

CHỦ ĐỀ

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) được thành lập tháng 11-1989 tại Canberra, Australia.

 

Ý tưởng về APEC lần đầu tiên đề cập công khai trong diễn văn của Thủ tướng Australia Bob Hawke tại Seoul, Hàn Quốc vào ngày 31-1-1989. Mười tháng sau đó, 12 nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương đã nhóm họp tại Canberra, Australia để hình thành APEC. Các thành viên sáng lập gồm:

 

Australia, Brunei, Canada, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan và Hoa Kỳ.

 

Trung Quốc, Hồng Công (Trung Quốc) và Đài Loan (Trung Quốc) tham gia APEC năm 1991. Năm 1993 có thêm Mehico và Papua New Guinea tham gia. Chile gia nhập APEC năm 1994. Đến năm 1998, Peru, Nga và Việt Nam đã tham gia, đưa tổng số thành viên của Diễn đàn lên 21.

 

Các nền kinh tế thành viên APEC cùng hướng tới mục tiêu chung xây dựng một cộng đồng châu Á – Thái Bình Dương năng động, hài hòa và tự cường, thông qua việc đi đầu tự do hóa và mở cửa thương mại và đầu tư, đẩy nhanh liên kết kinh tế khu vực, khuyến khích hợp tác kinh tế và kỹ thuật và thúc đẩy hình thành môi trường kinh doanh thuận lợi và bền vững. Các sáng kiến APEC nhằm đưa các mục tiêu chính sách và các thỏa thuận thành những kết quả và lợi ích cụ thể.

TẠO ĐỘNG LỰC MỚI, CÙNG VUN ĐẮP TƯƠNG LAI CHUNG

 

Ý nghĩa của chủ đề thể hiện trên ba khía cạnh:

 

Thứ nhất, phản ánh quan tâm chung của các nền kinh tế thành viên APEC về tìm kiếm “động lực mới” cho hội nhập, liên kết và tăng trưởng kinh tế của châu Á - Thái Bình Dương.

 

Thứ hai, thể hiện mẫu số chung, mục tiêu dài hạn của APEC và châu Á - Thái Bình Dương về “vun đắp một tương lai chung”, đó là hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng.

 

Thứ ba, thể hiện kỳ vọng về những phát triển mới của APEC, góp phần khẳng định vị thế của Diễn đàn trong cục diện mới.

 

 

VỀ APEC

APEC

CƠ CHẾ HỢP TÁC KINH TẾ

HÀNG ĐẦU CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

 

Thành lập: Tháng 11-1989

 

 

 

TÍNH ĐẾN THÁNG 11-2016

 

 

 

 

49 %
59 %
46 %

Dân số Thế giới

Diện tích Thế giới

GDP Thế giới

Thương mại toàn cầu

Chiếm Đóng góp
39 %

APEC có 21 nền kinh tế thành viên

CƠ CẤU TỔ CHỨC APEC

Hội nghị các nhà lãnh đạo

 kinh tế APEC

Hội đồng tư vấn doanh nghiệp APEC

Hội nghị các bộ ngành

Hội nghị các quan chức cấp cao (SOM)

Hội nghị thứ trưởng

tài chính

Ban Thư ký

APEC

Ủy ban Quản lý và Ngân sách (BMC)

Ủy ban

Kinh tế

(EC)

Ủy ban điều hành SOM

về ECOTECH (SCE)

Hội nghị quan chức cấp cao tài chính

Ủy ban Thương mại và Đầu tư (CTI)

Hội nghị Bộ trưởng

 

 

1. Tự do hóa thương mại và đầu tư

Tổng giá trị thương mại (tỷ USD):

• 1989: 3.000 tỷ

• 2014: 20.000 tỷ

Mức thuế trung bình (%):

• 1989: 17%

• 2014: 5,6%

 

2. Thuận lợi hóa kinh doanh: Cắt giảm chi phí giao dịch thương mại (%)

• 2010: 5%

• 2015: 10%

• 2016: 5%

 

3. Hợp tác kinh tế - kỹ thuật: Mỗi năm hỗ trợ kinh phí cho 150 dự án hợp tác và nâng cao năng lực với tổng giá trị 23 triệu USD

 

 

 

3 TRỤ CỘT CHÍNH VỚI NHỮNG THÀNH TỰU

CÁC THÀNH VIÊN APEC

VIỆT NAM

 

 

CÁC MỐC CHÍNH GIA NHẬP APEC:

 

• Nộp đơn xin gia nhập APEC: 15-6-1996

• Gửi "Bản ghi nhớ hệ thống chính sách kinh tế thương mại của Việt Nam": tháng 8-1996

• Trở thành thành viên APEC: 15-11-1998

 

NHỮNG ĐÓNG GÓP TRONG APEC:

 

• Đảm nhiệm thành công vai trò Chủ nhà năm APEC 2006

• Chủ trì đề xuất và triển khai hơn 100 dự án thuộc nhiều lĩnh vực

• Tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ 6 về Phát triển nguồn nhân lực năm 2014

 

ĐẢM NHIỆM NHIỀU VỊ TRÍ QUAN TRỌNG:

 

• Phó Chủ tịch Ủy ban Thương mại và Đầu tư (năm 2006)

• Chủ tịch Nhóm công tác doanh nghiệp vừa và nhỏ (năm 2006)

• Chủ tịch Ủy ban quản lý ngân sách (năm 2007)

• Phó Chủ tịch Nhóm công tác Y tế (nhiệm kỳ 2009-2010)

• Chủ tịch Nhóm công tác về đối phó tình trạng khẩn cấp (nhiệm kỳ 2012-2013)

 

 

THÀNH VIÊN CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC TRONG APEC

4

KỲ VỌNG

 

 

NĂM APEC

VIỆT NAM 2017

Đóng góp thiết thực vào tiến trình APEC, làm cho hợp tác trong APEC thiết thực và hiệu quả hơn, nhất là hoàn tất các mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và đầu tư vào năm 2020.

Nâng cao vị thế của APEC là diễn đàn hợp tác kinh tế hàng đầu, tiên phong trong khởi xướng và hình thành liên kết khu vực sâu rộng và thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.

Tăng cường tình đoàn kết hữu nghị, quan hệ đối tác với các thành viên của APEC, các doanh nghiệp của Việt Nam có thêm điều kiện để thiết lập quan hệ kinh doanh với các đối tác hàng đầu ở khu vực.

Quảng bá một Việt Nam đổi mới năng động, giàu tiềm năng và tích cực hội nhập quốc tế, mang lại cơ hội phát triển, giao lưu cho các vùng miền, địa phương, doanh nghiệp và người dân.

DÒNG TIN APEC

LỊCH TRÌNH APEC 2017

CUỘC HỌP
ĐỊA ĐIỂM
THỜI GIAN

 

18/2 - 3/3

HỘI NGHỊ LẦN THỨ NHẤT CÁC QUAN CHỨC CẤP CAO (SOM1)

VÀ CÁC CUỘC HỌP LIÊN QUAN

NHA TRANG

9 - 18/5

HỘI NGHỊ LẦN THỨ HAI CÁC QUAN CHỨC CẤP CAO(SOM2)

VÀ CÁC CUỘC HỌP LIÊN QUAN

HÀ NỘI

11 - 15/5

ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH CẤP CAO VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TRONG KỶ NGUYÊN SỐ VÀ CÁC CUỘC HỌP LIÊN QUAN

HÀ NỘI

18 – 19/5

HỘI NGHỊ QUAN CHỨC CẤP CAO TÀI CHÍNH (SFOM) VÀ CÁC CUỘC HỌP LIÊN QUAN

NINH BÌNH

19 - 21/5

HỘI NGHỊ CÁC BỘ TRƯỞNG PHỤ TRÁCH THƯƠNG MẠI (MRT)

HÀ NỘI

18 - 19/6

ĐỐI THOẠI CẤP CAO VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG VÀ CÁC CUỘC HỌP

LIÊN QUAN

HẠ LONG

18 - 30/8

HỘI NGHỊ LẦN THỨ BA CÁC QUAN CHỨC CẤP CAO (SOM3)

VÀ CÁC CUỘC HỌP LIÊN QUAN

TP HỒ CHÍ MINH

21 - 25/8

ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH CẤP CAO VỀ AN NINH LƯƠNG THỰC VÀ NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

VÀ CÁC CUỘC HỌP LIÊN QUAN

CẦN THƠ

11- 15/9

HỘI NGHỊ BỘ TRƯỞNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA (SMEMM)

VÀ CÁC CUỘC HỌP LIÊN QUAN

TP HỒ CHÍ MINH

21 – 22/9

DIỄN ĐÀN QUAN CHỨC CAO CẤP VỀ QUẢN LÝ THIÊN TAI

VINH

26 - 29/9

ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH CAO CẤP VỀ PHỤ NỮ VÀ KINH TẾ VÀ CÁC CUỘC HỌP LIÊN QUAN

HUẾ

19 - 21/10

HỘI NGHỊ BỘ TRƯỞNG TÀI CHÍNH (FMM)

VÀ CÁC CUỘC HỌP LIÊN QUAN

HỘI AN

6 – 11/11

TUẦN LỄ CẤP CAO APEC 2017 (AELW)

ĐÀ NẴNG

MULTIMEDIA

ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC

CÁC SỰ KIỆN APEC 2017

TRANG PHỤC LÃNH ĐẠO APEC

QUA CÁC NĂM

KHÔNG GIAN APEC

VIDEO

CHUYÊN TRANG APEC VIỆT NAM 2017

 

Tổ chức sản xuất: Chu Hồng Thắng

Nội dung: Đinh Xuân Trường, Vũ Phương Trang

Đồ họa: Trần Thanh Thể