Khai thác quặng thổ phỉ tại xã Quảng Bạch, huyện Chợ Đồn.

“Đuổi theo” quặng lậu


NDĐT - Huyện Chợ Đồn( Bắc Cạn) có hàng trăm mỏ và điểm mỏ chì- kẽm, đồng thời quặng chì kẽm ở ngày dưới vườn nhà dân. Người dân thiếu việc làm, quặng có giá, buôn bán quặng diễn biến phức tạp, trong khi đó lực lượng chức năng thiếu đủ thứ làm cho việc ngăn chặn đang gặp rất nhiều khó khăn.

Cán bộ Đoàn KT-QP 345 hướng dẫn đồng bào trồng rau theo hộ gia đình.

Điểm tựa vững chắc của lòng dân nơi biên giới

NDĐT - Những ngày đầu Xuân Bính Thân này, chúng tôi có chuyến công tác tại Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 345 (KT-QP) - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lào Cai. Trước mắt chúng tôi là một doanh trại được xây dựng khá khang trang, chính quy, không khác nhiều so với các đơn vị đủ quân.

Nhiều du khách quốc tế lựa chọn đi bộ thưởng ngoạn vẻ đẹp của sông Hàn (TP Đà Nẵng). Ảnh: CAO MINH

Bình yên sông Hàn

Ngưng dở nước cờ trên bàn cờ tướng với người bạn già, nghệ sĩ nhiếp ảnh Đặng Hữu Hùng (Đà Nẵng) nhìn ra cầu Rồng, nói với tôi mà như nói với chính mình, “Đà Nẵng phát triển khang trang như hôm nay là ghi nhận công sức của bao thế hệ lãnh đạo đã dày công đổ tâm sức vì thành phố. Khi hàng nghìn người dân đã vì thành phố mà đồng thuận để hy sinh chút lợi ích cá nhân vì sự phát triển của thành phố. Bình yên lắm với những chiều được ngồi chơi cờ với bạn bè. Sông Hàn cũng như con người Đà Nẵng, sâu nặng ân tình trên con nước đầy vơi”.

Hồ Buôn Bua có dung tích một triệu m3 đã cạn phơi đáy nhiều tháng nay.

Tâm Thắng ... khát

NDĐT - Từ nhiều tháng nay, trên địa bàn huyện Cư Giút, tỉnh Đác Nông trời không mưa, nước trong các hồ thủy lợi đã cạn kiệt, dẫn đến hàng trăm héc-ta cà-phê, hồ tiêu của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở bốn buôn trên địa bàn xã Tâm Thắng có nguy cơ chết trắng vườn cây, đẩy hàng trăm hộ rơi vào cảnh đói nghèo, trắng tay. Nhiều người dân đã chạy ngược xuôi vay mượn, thế chấp tài sản vay tiền ngân hàng để múc hồ, khoan giếng tìm nguồn nước cứu vườn cây nhưng giếng vẫn không có nước...

Các chiến sĩ nhà giàn trang trí chuẩn bị đón Tết.

Xuân ấm nhà giàn DK1

NDĐT - Cứ mỗi độ chuẩn bị đón xuân, những đoàn tàu thăm và chúc Tết các chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển trời của Tổ quốc lại lên đường. Nơi đầu sóng ngọn gió, tình cảm của Đảng, Nhà nước và bà con đất liền được các chiến sĩ nồng nhiệt đón nhận. Trên các nhà giàn, mùa xuân về sớm, vui tươi và ấm đượm.

Thiếu nữ Mông ở Lũng Pù (Mèo Vạc) chơi các trò chơi dân gian trong dịp Tết sớm.

Xuân ấm nơi biên cương cực bắc

NDĐT- Sau đợt rét đậm kéo dài, đất trời Hà Giang hửng nắng. Hoa đào, hoa mận bừng nở khắp các sườn núi báo hiệu một mùa Xuân mới đã về. Nơi biên cương, những người lính biên phòng vững tâm, chắc tay súng bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, người dân vùng biên phấn khởi đón Tết trong niềm tin vào một năm mới no ấm.

Một góc làng nghề bánh phồng Phú Mỹ.

Làng nghề bánh phồng Phú Mỹ rộn ràng vào Tết

NDĐT - Là một trong những món ăn chơi ngày Tết cùng mứt kẹo, chiếc bánh phồng nếp đã trở thành món ăn dân dã và đậm đà hương vị quê hương bên tách trà hàn huyên tâm sự. Từ một hai hộ làm nhỏ lẻ phục vụ nhu cầu chòm xóm dần dà trở thành làng nghề truyền thống với thương hiệu bánh phồng Phú Mỹ. Đó là một trong những làng nghề làm bánh phục vụ nhu cầu Tết đặc trưng ở cù lao Phú Tân, tỉnh An Giang.

Điệu nhảy truyền thống của người Huila.

Vũ điệu sa mạc

NDĐT - Gilberto ngoài 40 tuổi, da đỏ au. Anh sống một mình ở thị trấn Villavieja (dịch ra tiếng Việt là Làng Cũ), trong khi vợ con đã định cư ở thủ đô Bogota (Colombia). Anh thích nhảy múa, thích đánh bóng, thích đi lang thang trong sa mạc và thi thoảng rảnh rỗi sẽ xách đồ nghề đi đào vàng. Giberto là một điển hình của những người đàn ông Huila – to béo, đáng yêu như những chú gấu vùng hoang mạc.

Các đối tượng và tang vật từ chuyên án 469 LV.

Những chuyên án mang mật danh …LV (bài 2)

Bài 2: Những chiến công xuyên biên giới Việt- Lào

NDĐT - Những chuyên án mang mật danh …LV là những chuyên án (CÁ) ma túy lớn được tổ chức đánh án ngay trên đất bạn Lào do Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Hà Tĩnh chủ công phối hợp Công an nước bạn thực hiện.

Tang vật chuyên án 466LV.

Những chuyên án mang mật danh… LV

NDĐT - …LV là những chuyên án (CÁ) ma túy lớn được tổ chức đánh án ngay trên đất bạn Lào do Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Hà Tĩnh chủ công phối hợp Công an nước bạn thực hiện. Bằng sự mưu trí, dũng cảm, các lực lượng chức năng hai nước đã tổ chức phối hợp chặt chẽ phá thành công nhiều CÁ ma túy xuyên quốc gia, tạo nên những chiến công thắm tình hữu nghị Việt - Lào, góp phần ổn định an ninh chính trị không chỉ khu vực biên giới...

Thửa rừng tràm của gia đình ông Lai Văn Đảm, ở ấp 18, xã Nguyễn Phích (huyện U Minh, Cà Mau) đã thành vuông nuôi tôm sú.

Chuyện con tôm "ôm lén" gốc tràm

Cuối tuần rồi, tôi lại đi rừng. Nơi đến là xã Nguyễn Phích, một trong những “điểm nóng” của huyện U Minh (tỉnh Cà Mau) về nạn đưa nước mặn vô rừng tràm nuôi tôm sú... Dòng sông Cái Tàu chảy ngang trung tâm xã Nguyễn Phích, có rẽ nhánh vô tuyến kênh Ba Quý. Cuối kênh, có cây cầu bê-tông, cạnh con đập mỏng tang vừa được chính quyền gia cố tạm. Vào mùa mặn như hiện nay, con đập ngăn dòng nước mặn từ kênh Ba Quý đổ ra kênh Tư, cũng là ranh giới ngăn dòng mặn - ngọt ở miệt rừng ấp 18 của xã Nguyễn Phích.

Đàn voi của ông Đàn Năng Long phục vụ du khách thăm quan hồ Lắc.

Nỗi trăn trở của người sở hữu nhiều voi nhất Tây Nguyên

NDĐT - Ở buôn Lê nằm bên bờ hồ Lắc thơ mộng thuộc thị trấn Liên Sơn, huyện Lắc, tỉnh Đác Lắc, có một người được mệnh danh là sở hữu nhiều voi nhất Tây Nguyên cũng như Việt Nam mà ít người biết đến. Ông là Đàn Năng Long hiện sở hữu bảy con voi trong số gần 40 con voi nhà trên địa bàn tỉnh Đác Lắc.

Gành Đá Đĩa, danh thắng nổi tiếng của xứ Nẫu Phú Yên.

Về xứ Nẫu Phú Yên

Người Phú Yên thường được gọi là “dân xứ Nẫu” (họ, người ta). Cô gái hướng dẫn viên xinh đẹp tên Cẩm Dân, công tác ở Bảo tàng Phú Yên nói một câu đặc sệt phương ngữ xứ Nẫu: “Nẫu dzìa (về) thì mược (mặc) nẫu” mà phải dịch đến mấy lần chúng tôi mới hiểu rõ nghĩa. Dường như âm sắc rất nặng của người dân vùng duyên hải miền trung này cũng chất chứa gió biển và cát nóng, thể hiện đậm đà khí chất dân xứ Nẫu: cần mẫn, hiền lành, mà dí dỏm, phóng khoáng,…

Bà Tú cùng cháu nội trong khoang thuyền chưa đầy 10m2

Nghiệp lênh đênh

Cảnh cũ, nỗi buồn cũ, chỉ có con người là thay đổi. Tôi đã “nhặt” được điều ấy ở cái xóm ngụ cư xơ xác… trên sông Hồng, ngay giữa lòng phố xá Hà thành. Hơn hai mươi năm rồi, thế hệ này tiếp nối thế hệ kia, họ vẫn lênh đênh, đeo đẳng với nghề buôn gốm sứ.

Sông Sê-rê-pốc đoạn qua xã Ea Huar, huyện Buôn Đôn bị NMTĐ Sê-rê-pốc 4 chặn dòng phát điện, sau đó nguồn nước xả ra được dẫn theo một con kênh khác để phục vụ NMTĐ Sê-rê-pốc 4A khiến sông Sê-rê-pốc đo

Nhà máy thủy điện “bức tử” du lịch văn hóa-sinh thái ở Đác Lắc

NDĐT - Du lịch văn hóa-sinh thái Bản Đôn nằm dọc dòng sông Sê-rê-pốc đoạn qua xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đác Lắc vốn nổi tiếng bởi dòng sông, cánh rừng thơ mộng và những thác nước hùng vĩ ngày đêm ầm ào cuộn chảy. Đây là dòng sông có lưu lượng nước lớn nhất nhì Tây Nguyên. Thế nhưng, trong ba năm gần đây kể từ khi Nhà máy thủy điện (NMTĐ) Sê-rê-pốc 4A được xây dựng đã nắn dòng chảy của con sông theo một con kênh khác làm cho cả một đoạn sông dài khoảng 22 km ở hạ lưu bị cạn kiệt nguồn nước, khiến hoạt động du lịch văn hóa-sinh thái ở đây lâm vào cảnh khó khăn.

Thương lái vào tận rẫy thu mua gừng của các hộ dân xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình (Cà Mau).

Cay quá, gừng ơi!

"Gừng đây cô bác ơi, một ký mười ngàn"… Lời rao của ông bán gừng dạo làm tôi liên tưởng đến vùng trồng gừng ở huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Năm trước, cũng vào thời gian này, thương lái vào tận rẫy của nhà nông, mua mỗi héc-ta gừng hơn 1,2 tỷ đồng. Tính ra, một ki-lô-gam gừng có giá hơn 20 nghìn đồng. Trúng giá, chắc năm nay nhà nông Thới Bình “làm ăn” lớn…

Du khách đến Hà Giang ngày càng đông vào mùa hoa tam giác mạch. Ảnh: VÂN ANH

Lên cao nguyên, mùa "đá trổ hoa"

Chẳng biết tự khi nào, những bông hoa li ti phớt trắng, phớt hồng lại trở thành biểu tượng, có sức hút du khách lên cao nguyên đá Đồng Văn. Tam giác mạch ở nhiều nơi cũng thấy, nhưng có lẽ phải vượt hàng trăm ki-lô-mét đường đèo cheo leo, thu vào tầm mắt núi sông hùng vĩ, để chiêm ngưỡng những vạt hoa nở bừng trên những hốc đá tai mèo, mới thấy hết vẻ rực rỡ và sức sống mãnh liệt của vạn vật nơi đây. Lên đỉnh cột cờ Lũng Cú, chinh phục Mã Pí Lèng để thêm tự hào về đất và người vùng biên ải cực bắc Tổ quốc.

Ông Mai Văn Lê, 73 tuổi, là phạm nhân cao tuổi nhất tại Trại giam Thanh Xuân (Hà Nội) được đoàn tụ gia đình trong dịp đặc xá, tha tù trước thời hạn năm 2015.

Hạnh phúc ngày trở về

Sáng 31-8, tại tất cả các trại giam và trại tạm giam trên cả nước tiến hành làm thủ tục cho hơn 18.500 phạm nhân được đặc xá, trở về với gia đình. Hòa chung không khí buổi lễ công bố quyết định đặc xá của Chủ tịch nước tại các trại giam, chúng tôi cảm nhận được những hồi hộp, mong đợi, khát khao hoàn lương đến bỏng cháy của các phạm nhân; những thức tỉnh và hy vọng đang thắp lên trong những người vẫn còn ở lại...

Xác bã sắn đóng váng thành những hố ga, sủi bọt hai bên bờ sông Pô Cô.

Sông Pô Cô kêu cứu

Sông Pô Cô bị ô nhiễm nặng đã hai năm nay vì chất thải của nhà máy chế biến tinh bột sắn, đang làm ảnh hưởng tới cuộc sống của hàng nghìn người dân sinh sống dọc theo con sông.

Bộ đội trên đảo Trường Sa lớn đọc thư nhà dưới gốc cây bàng vuông. Ảnh: TRỌNG THIẾT

Những cánh thư vượt sóng

Ở một số điểm đảo thuộc quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) dù đã phủ sóng điện thoại nhưng do thời tiết và nhiều yếu tố khác, những người giữ biển vẫn chưa thể thoải mái sử dụng điện thoại cho các nhu cầu tinh thần. Vậy nên, những lá thư vượt biển vào đất liền (hay ngược lại) hết sức ý nghĩa. Trong những ngày tháng bảy, những lá thư đặc biệt của những người lính, của người thân liệt sĩ, thương binh hay của cả những người từ Trường Sa gửi về, khiến đất liền như gần lại!

 Để đến trường học chữ, con em đồng bào dân tộc ở thôn Ea Rớt, xã Cư Pui, huyện Krông Bông, tỉnh Đác Lắc phải băng rừng, lội suối.

“Gieo chữ” giữa đại ngàn Tây Nguyên

NDĐT - Đưa ánh mắt xa xăm nhìn vào những ngôi nhà gỗ ván ghép lại, nhiều thầy, cô giáo rưng rưng nước mắt nói: “Trời đã chuyển mùa, khí hậu bắt đầu lạnh, nhưng nhiều em đi học vẫn không có áo ấm. Nhà các em nghèo, cơm không có ăn, áo không có mặc. Có em cả tuần đi học chỉ có một bộ đồ duy nhất”.

Các chiến sĩ Đồn Biên phòng Ia Rvê tuần tra bảo vệ biên giới.

Vững vàng nơi biên giới

Xác định "Ðồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt", mười năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, cán bộ, chiến sĩ Ðồn Biên phòng Ia Rvê, Bộ đội Biên phòng tỉnh Ðác Lắc luôn đồng sức, đồng lòng khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, vững vàng nơi tuyến đầu, bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc cũng như xây dựng mối quan hệ đoàn kết, gắn bó với nhân dân trên địa bàn...

Cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lục Ngạn làm thủ tục cho hộ nghèo ở xã Sa Lý vay vốn phát triển sản xuất.

Sức vươn Sa Lý

Ðã 13 năm rồi tôi mới có dịp trở lại Sa Lý, cũng không phải đi bằng xe máy mà nhờ được chiếc xe bảy chỗ gầm cao của Ủy ban huyện. Vèo một lát, đã có mặt ở nơi sâu, xa nhất huyện miền núi Lục Ngạn (Bắc Giang), nơi vốn được gọi với những cái tên đầy ma mị: Sa Lý tự do, "ốc đảo tự do", "U Minh cốc"...

Rừng tự nhiên tại thôn 11, xã Nam Bình, huyện Đác Song bị tàn phá nặng nề.

Vào “điểm nóng” phá rừng ở Đác Nông

NDĐT - Một ngày cuối tháng 12, chúng tôi đã có mặt tại khu vực thôn 11, xã Nam Bình, huyện Đác Song, tỉnh Đác Nông, khu vực rừng tự nhiên do Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đác Hòa quản lý và chứng kiến cảnh rừng bị tàn phá hết sức nặng nề. Hàng chục ha rừng tự nhiên hàng trăm năm tuổi bị tàn phá nặng nề, nhiều cây gỗ to cả mấy người ôm, dài hàng chục mét bị đốn ngã nằm ngổn ngang. Tại hiện trường còn sót lại một số khúc gỗ đã được lâm tặc cưa xẻ thành phách gỗ vuông nhưng chưa kịp chở đi…

Một lô giấy giả bị thu giữ ở Bắc Ninh.

Bài 5: Chống hàng giả phải có con người thật

NDĐT - Sau loạt bài ghi nhận thực trạng của hàng giả, hàng nhái, để nhận diện những khó khăn và có những giải pháp thiết thực cho “cuộc chiến” đầy cam go này, phóng viên Nhân Dân điện tử xin ghi lại ý kiến của một số cơ quan chức năng và hiệp hội.

Tem chống hàng giả hợp chuẩn CR bị làm giả trên thị trường.

Bài 4: Dán tem để chống giả - “sứ mệnh” bất khả thi

NDĐT - Tem chống hàng giả từng được xem là một giải pháp để doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái. Nhưng hiện nay, không chỉ tem doanh nghiệp tự thiết kế mà ngay cả tem chống hàng giả cao cấp nhất do Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an phát hành cũng bị làm giả. Và dường như sứ mệnh chống hàng giả của các loại tem chống giả này đang trở thành vô vọng.

Giày nhãn hiệu made in Vietnam được phát hiện trong container hàng vận chuyển từ biên giới.

Bài 3: Những cuộc truy lùng hàng giả từ biên giới

NDĐT – Những đôi giày tiêu chuẩn châu Âu “made in Vietnam”, những chiếc xe đạp điện mang nhãn hiệu trong nước… tuồn về từ cửa khẩu đã bị phát hiện và bắt giữ trong thời gian gần đây. Đó chính là hành vi phá hoại nghiêm trọng sản xuất trong nước, nhưng việc ngăn chặn những hành vi ấy không phải dễ…

Các lực lượng chức năng kiểm tra giấy tờ kinh doanh thịt trâu của đại lý Hòa Thúy ở Bắc Ninh.

Bài 1: Thịt trâu thành thịt bò - sự phù phép siêu lợi nhuận?

NDĐT - Hai năm qua, hơn 10.000 tấn thịt trâu đã được Công ty Tân Đại Dương nhập từ Ấn Độ về Việt Nam nhưng lại không thấy bày bán trên thị trường như những mặt hàng nhập khẩu khác. Nghi vấn về gian lận trong lô hàng nhập khẩu lớn này, cơ quan chức năng đã lần theo đường đi của các gói thịt trâu và phát hiện ra một điều thật khủng khiếp: thịt trâu đã bị hô biến thành thịt bò…Nhóm phóng viên Nhân Dân điện tử đã tìm hiểu những điều bất thường chung quanh cách thức kinh doanh thiếu minh bạch và để lại nhiều hệ lụy đối với người tiêu dùng.

back to top