Tiến trình đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc xuất hiện những tín hiệu tích cực trong những ngày gần đây khi Bộ Thương mại Trung Quốc đánh giá hai bên tiến hành các cuộc thảo luận “nghiêm túc và mang tính xây dựng”. Trong khi đó, báo chí Mỹ tiết lộ rằng chính quyền của Tổng thống Mỹ Ð.Trăm đang cân nhắc khả năng bỏ một số khoản thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Mỹ bắt đầu tiến trình chính thức rút khỏi Thỏa thuận Paris về chống biến đổi khí hậu, trở thành quốc gia đầu tiên rời khỏi cam kết toàn cầu. Nhiều nước đã bày tỏ thất vọng về động thái này, đồng thời khẳng định quyết tâm cùng nhau nỗ lực trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu nhằm cứu "hành tinh xanh".
I-ran đã gửi bản kế hoạch hòa bình đối với Eo biển Hormuz tới các quốc gia trong khu vực, một động thái nhằm bác bỏ liên minh do Mỹ đứng đầu đang kêu gọi thành lập ở vùng Vịnh. Iran muốn chứng tỏ là một đối thủ “khó chịu” của Mỹ trong việc đáp trả sức ép mà Washington nhằm vào quốc gia Hồi giáo thông qua các biện pháp tăng cường trừng phạt và siết chặt “vòng kim cô” đối với nền kinh tế Tehran.
Tiến trình Brexit (Anh rời Liên hiệp châu Âu - EU) bắt đầu từ giữa năm 2016 đã không thể kết thúc vào hạn chót là ngày 31-10 vừa qua, do thỏa thuận Brexit giữa Anh và EU một lần nữa lại “mắc kẹt” tại Hạ viện Anh. Ðể phá thế bế tắc, một cuộc bầu cử trước thời hạn đã được khởi động và giờ là lúc các chính đảng ở “xứ sở sương mù” khởi động chiến dịch tranh cử để bắt đầu một tiến trình Brexit mới.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vừa quyết định cắt giảm lãi suất cơ bản 0,25% điểm, nhằm tạo ra một “cú huých” cho nền kinh tế. Tuy nhiên, quyết định này chưa thỏa mãn kỳ vọng của Tổng thống Mỹ D.Trump bởi ông cho rằng Mỹ cần hạ lãi suất xuống mức gần bằng 0% hoặc lãi suất âm. Thực tế này cho thấy sự “lệch pha” giữa Tổng thống với các nhà lãnh đạo FED trong cách đánh giá về tình hình và giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mỹ.
Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh trong NATO rơi vào tình trạng "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt", liên quan thỏa thuận Thổ Nhĩ Kỳ - Nga về an ninh ở miền bắc Syria. Hạ viện Mỹ tán thành trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ do chiến dịch quân sự của Ankara nhằm vào người Kurd, trong khi Ðức đề xuất "quốc tế hóa" việc kiểm soát vùng lãnh thổ phía bắc Syria. Những động thái này tiếp tục làm căng thẳng leo thang.
Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba Miguel Diaz-Canel vừa thăm Liên bang Nga, chỉ hơn ba tuần sau chuyến công du Cuba của Thủ tướng Nga D.Medvedev. Những hoạt động ngoại giao cấp cao nối tiếp dồn dập giữa hai nước không chỉ làm sâu sắc thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện Cuba - Nga, mà còn làm nổi bật tính chiến lược mà hai bên khẳng định chỉ có giữa “những người bạn, những đối tác thật sự, trước sau như một, không phụ thuộc hoàn cảnh”.
Tổng thống Mỹ D.Trump hết lời ca ngợi chiến công của Lầu năm góc trong chiến dịch tiêu diệt thủ lĩnh tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) mới đây. Tuy nhiên, Mỹ chưa thể “say men chiến thắng” khi vẫn tồn tại những nguy cơ khó lường, trong bối cảnh Washington tiếp tục chia rẽ và mâu thuẫn với các nước châu Âu. Các nhóm thánh chiến vẫn là mối đe dọa với liên minh chống khủng bố do Mỹ đứng đầu.
Đợt biểu tình kéo theo bạo loạn vừa qua tại Chile đã cho thấy thách thức lớn nhất tại quốc gia Nam Mỹ, đó là bất bình đẳng xã hội và chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn. Tổng thống Chile S.Pinera thừa nhận sự bất bình của người dân và coi đây như “cơ hội” để chính phủ điều chỉnh chính sách và cách thức điều hành, thúc đẩy cải tổ mô hình phát triển kinh tế, cải thiện chính sách an sinh xã hội.